 |
Từ biệt Ngài Đại sứ cuối cùng
.
***********************
Thơ Việt lời vĩnh biệt Đại sứ
Mười lăm năm: biến cố Tháng Tư
Ý thức Trách nhiệm không tháo chạy
Lệnh «Chiến dịch Gió Nhanh« (1) lịch sử
Tiếng động cơ vang rền trực thăng
Ðài phát thanh đường Hồng Thập Tự (2)
«Nhiệt độ Sài Gòn
. còn đang tăng.« (3)
Tiếng hát Bing Crosby tạ từ
* * *
«Tôi đang mơ mùa Giáng Sinh trắng« (4)
Chúa giáng trần Hòa bình vĩnh hằng
Chuông điểm giờ hăm bốn sắp tới
Sài gòn tháng Tư đen rất căng
Tín hiệu cuối cùng cuộc di tản
«Chiến dịch Gió Nhanh« hoang & hỗn mang
Nhớ con tử trận (5) - uy tín Mỹ
Ông vẫn do dự lên trực thăng
Nguyễn Hữu Viện
Paris tháng Ba 1990
1. Operation Frequent Wind
2. Ðài phát thanh quân đội Mỹ nằm tại đường Hồng Thập Tự
3. «Nhiệt độ Sài Gòn là 105 độ và còn đang tăng.«
Tín hiệu di tản Sàigòn
4. «I am dreaming of a White Christmas«
5. Ông đã mất một người con ở Việt Nam
Glenn lái trực thăng chết ở vùng cao nguyên năm 1966. Martin còn nặng lòng với uy tín của nước Mỹ. «Tôi luôn nghĩ tới sự kiện là đã có năm Tổng Thống Mỹ dính líu tới Việt Nam
.«
. Sáng sớm ngày 29 tháng 4, nhân viên Tòa Đại sứ yêu cầu ông cho chặt cây me cổ thụ rất lớn xuống để trực thăng dễ đáp. Không chịu, ông tỏ rõ thái độ : «Nếu như cây này ngả xuống thì uy tín của Mỹ cũng ngả theo«
Nhân dịp kỷ niệm mười năm ngày 30 tháng 4, 1985, báo New York Times có đăng câu của vị Ðại sứ cuối cùng «In the end, we simply cut and ran. The American national will had collapsed »«Rút cuộc, chúng ta chỉ lo tháo chạy. Ý chí dân tộc của Hoa Kỳ đã sụp đổ.«
Trong Ending the Vietnam War in năm 2003, chính Kissinger đã viết về việc ông Martin chần chừ không chịu đi:
«Nhiệt tình gắn bó với những người mà ông sắp bị bắt buộc phải bỏ lại, ông Martin đã coi như bổn phận của mình là phải kéo dài cuộc rút lui của Mỹ ra trong một thời gian dài nhất để giữ lại sự có mặt của Mỹ tại Việt Nam làm sao cho còn đủ để biện hộ cho việc cứu người Việt Nam.«
Nhưng lúc 4 giờ 45 phút sáng ngày 30 tháng 4, phi công bay chiếc trực thăng đáp xuống bãi đậu trên nóc tòa Ðại sứ. Phi công gỡ miếng giấy buộc vào đùi, rồi đưa cho ông Martin: đó là lệnh của Tổng Thống buộc ông phải ra đi trên chuyến bay cuối cùng này. Thế là hết đường tháo lui. Ðại sứ Martin ôm lá cờ Mỹ bước lên chiếc Lady Ace 09 vào lúc 4 giờ 58 phút.
Martin, Graham Anderson (1912-1990)
Born in Mars Hill, Madison County, N.C., September 22, 1912. Served in the U.S. Army during World War II; Foreign Service officer; U.S. Ambassador to Thailand, 1963; Italy, 1969-73; Vietnam, 1973. Died in 1990. Ambassador Martin died in March of 1990 Cremated; ashes interred at Arlington National Cemetery, Arlington, Va.
Nguyễn Hữu Viện
|